Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 2
Kinh doanh 1
Kỹ thuật
-
0907 80 56 50
-
0938 99 24 92
Tin tức
- Power lift - Cầu nâng 2 trụ thương hiệu Nussbaum
- Lựa chọn cầu nâng 4 trụ phù hợp nhu cầu sử dụng
- PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP SẤY CHO SƠN GỐC NƯỚC
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra lực phanh ô tô
- Cầu nâng 2 trụ Nussbaum - Giải pháp nâng xe tải và xe con
- Hướng dẫn nhanh sử dụng máy hàn rút tôn GYSPOT Pro 230
- Cầu nâng cắt kéo CARLEO SL-568-SA giá hợp lý - hiệu quả nhất tại Việt Nam
- Cầu nâng 2 trụ giá tốt trong tầm tay - Sự đầu tư thông minh
- Thiết bị phân tích khí thải động cơ xăng của Hàn Quốc - Phù hợp theo tiêu chuẩn Nghị định 116
- Hệ thống kéo nắn khung xe tai nạn hàng đầu thế giới Spanesi Art.106
- Tư vấn lắp đặt phòng sơn sấy ô tô chuyên nghiệp
- Quy trình xử lý hư hỏng bề mặt trên ô tô
- Những tác dụng lợi ích khi sử dụng phòng sơn Saima gốc nước
- Tìm hiểu thiết bị phân tích khí xả phù hợp theo Nghị Định 116/2017
- Máy làm sạch buồng đốt động cơ bằng công nghệ tạo khí ô xy – Hydro
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra phanh phù hợp theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- Trang bị thiết bị kiểm định phù hợp theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- Tìm hiểu về phòng sơn sấy ô tô
- Điều kiện thành lập Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới là gì và hồ sơ đăng ký thành lập Trung tâm đăng kiểm gồm những hồ sơ gì?
- Nissan Việt Nam khai trương Đại lý 3S Nissan Gò Vấp
- Tìm mua máy hàn rút tôn giá hợp lý, độ bền cao
- Hướng dẫn thi công lắp đặt cầu nâng 2 trụ có cổng
- Hệ thống dẫn động trên ô tô - Hộp số MT
- Hệ thống phanh trên ô tô 2
- Hệ thống phanh trên ô tô 1
- Hệ thống lái trên ô tô
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Kingpin
- Tìm hiểu cơ bản về máy nén khí nén
- Khánh thành Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-05D
- Thiết bị đăng kiểm xe cơ giới Actia Muller đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam phê duyệt
- Có cần trang bị cầu nâng ô tô khi mở garage sửa chữa ô tô ?
- Đầu tư xưởng garage ô tô như thế nào hợp lý và hiệu quả nhất ?
- Chăm sóc ô tô đúng cách tại nhà
- Tìm hiểu cầu nâng 1 trụ HS-00040
- Lựa chọn máy rửa xe áp lực cao hiệu quả, giá thành thấp, ổn định cao
- Xe quét sàn chuyên dụng Rider 1201EB
- Phương pháp xử lý khi xe bị nhao lái, bị lệch vô lăng.
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Camber
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Caster
- Cân mâm ô tô, tăng ổn định khi chạy ở tốc độ cao
- Máy cân bằng động bánh xe EM 9250 - Giá rẻ mà vẫn tích hợp đầy đủ chức năng hiện đại
- Máy chẩn đoán lỗi ô tô Gscan
- Phòng sơn Saima Prisma – phòng sơn chuyên dùng cho sơn gốc nước và sơn gốc dầu.
Quảng cáo
Thống kê truy cập
- Đang Online : 2
- Trong tuần : 97
- Tổng truy cập : 918420
- Tin tức
1. Sơ lược hệ thống lái trên ô tô:
Các cơ cấu này sẽ mang lại sự thuận lợi về cơ học, ví dụ như làm gia tăng lực cho lái xe khi đánh lái nhưng nó cũng làm tăng độ lớn góc xoay vô lăng để bánh xe quay một góc nhất định.Thông thường mỗi bánh xe thường quay theo một hành trình khác nhau. Do bánh xe phía trong luôn quay với bán kính quay vòng nhỏ hơn nên nó thường quay chậm hơn so với bánh xe bên ngoài. Nếu chúng ta vẽ một đường vuông góc với mỗi bánh xe thì các đường này sẽ cắt nhau tại tâm của vòng tròn. Cơ cấu hình học của các thanh dẫn động lái sẽ làm cho bánh xe phía trong quay nhiều hơn so với bánh xe phía ngoài.
Có rất nhiều loại dẫn động cơ cấu thước lái, tuy nhiên loại thanh răng trục vít là phổ biến nhất. Thanh răng trục vít là một bộ được gắn bên trong 1 cái ống mà mỗi đầu của thanh răng được đưa ra ngoài. Một thanh nối, nối với đầu ngoài của thanh răng. Một bánh răng chuyền nối với trục lái. Khi xoay vô lăng, bánh răng xoay làm thanh răng di chuyển. Thanh nối tại các đầu thanh răng sẽ nối với thanh dẫn động lái trên trục quay. Cơ cấu thanh răng trục vít sẽ biến đổi chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động định tiến cần thiết làm xoay góc bánh xe.
Cơ cấu lái bi tuần hoàn gồm có bánh răng trục vít. Có thể hình dung cơ cấu này gồm hai phần. Phần thứ nhất là một khối kim loại có lỗ ren bên trong. Bên ngoài có răng để ăn khớp và dẫn động thanh truyền. Vô lăng nối với trục vít, hình dạng giống như bu-lông ăn khớp với lỗ ren bên trong khối kim loại. Khi xoay vô lăng, trục vít cũng quay. Thay vì bị xoắn như thông thường, nó sẽ giúp cho việc xoay nhẹ nhàng trong khối kim loại, làm các cơ cấu nối chuyển động dọc và làm các bánh xe quay theo một góc nhất định.
Thay vì trục vít ăn khớp trực tiếp với rãnh ren bên trong khối kim loại thì nó sẽ ăn khớp thông qua các vòng bị mà sẽ xoay tuần hoàn. Các vòng bi này có hai nhiệm vụ chính: giảm ma sát và sự ăn mòn giữa các răng; giảm lực xoắn của các bánh răng. Lực xoắn này sẽ được cảm nhận khi thay đổi hướng xoay của vô lăng. Nếu không có những vòng bi này thì các răng của bánh răng sẽ không ăn khớp chặt với nhau lám cho vô lăng bị rơ lỏng. Hầu hết trên các xe, khi xoay vô lăng khoảng từ ba đến bốn vòng thì bánh xe sẽ khóa cứng (đánh lái hết sang phải hoặc hết sang trái). Trên những xe lớn hơn, tải trọng nặng hơn thì phải cần một lực xoay vô lăng lớn để chuyển hướng bánh xe. Hiện nay, nhiều xe đã sử dụng hệ thống trợ lực lái thủy lực hoặc trợ lực điện. Trên các xe hiện đại cũng trang bị chức năng an toàn đựoc bố trí trên cột lái chính và sẽ làm trục lái đổ gục xuống khi có sự cố tai nạn xảy ra.
2. Hệ thống trợ lực lái thủy lực
Hệ thống trợ lực lái thủy lực dạng thanh răng trục vít bao gồm van chia và servo xylanh thước lái. Bên cạnh bơm trơ lực lái, bình chứa dầu, ống cao áp và ống hồi là những bộ phận quan trong trong hệ thống trợ lực lái thủy lực. Hệ thống trợ lực dùng áp suất của chất lỏng để làm giảm lực đánh lái, làm cho lái xe điều khiển vô lăng dễ dàng hơn. Thông thường, lực đánh lái là 20N đến 39N. Hơn nữa, hệ thống trợ lực giúp làm tăng khả năng ổn định trong quá trình xe vận hành và ngăn sự rung động dưới tác dụng của mặt đường truyền lên vô lăng. Dầu được bơm trợ lực bơm từ bình chứa đến van chuyển hướng dầu tùy thuộc vào vị trí đánh vô lăng mà dầu được dẫn đến phía bên trái hoặc phải của servo xylanh thước lái. Van chuyển hướng dầu này được xem như là Van Điều Khiển dầu (Hydraulic Control Valve). Dầu trợ lực bên trong xylanh thước lái sẽ tác động lên pít-tông của thanh răng, do đó sẽ có một trợ lực tác động lên thanh răng và cơ cấu bánh răng trục vít thước lái. Các cơ cấu cơ khí khác trong hệ thống lái được bôi trơn bằng mỡ có độ đặc cao. Một số hệ thống được kết kết hợp nhằm làm giảm lực đánh lái ở tốc độ thấp và tăng khả năng lái khi xe hoạt động ở tốc độ cao. Những hệ thống được đề cập trên là hê thống lái trợ lực điện (Electronic Power Steering System - EPS).
Van điều khiển dầu được gắn trên vỏ thước lái và có bốn cửa dầu trên vỏ ngoài thân van. Bơm trợ lực (A) bơm dầu từ bình chứa đến xy lanh thước lái rồi hồi về bình chứa. Khi đánh lái sang trái dầu từ bơm đến xy lanh thước lái qua cửa (D), đồng thời dầu hồi về bình chứa (B) qua cửa (C). Khi đánh lái sang trái, dầu từ bơm đến xy lanh thước lái qua cửa (C) đồng thời dầu hồi về bình chứa (B) qua cửa (D).
Xy lanh là một phần của vỏ thước lái, thanh răng (1) được trang bị một pít-tông (2) và được làm kín bằng các phớt chắn dầu. Dầu từ hai cửa trên thân van điều khiển được đưa đến xy lanh thước lái, trong đó có một cửa vào pít-tông. Khi đánh lái sang phải, dầu trợ lực được bơm đến phía bên phải của xy lanh thước lái, pít-tông và thanh răng được nén sang bên trái, dầu sẽ được chảy ra từ phía trái của xy lanh thước lái. Cao su chụp bụi bên trái sẽ căng phồng lên cùng lúc với bên phải bị nén khi thanh răng di chuyển theo chiều bên trái tương ứng. Sự di chuyển của thanh răng được truyền qua các khớp nối cầu bên trong (3), các thanh nối trong và ngoài tạo thành những thanh dẫn động lái và các khớp cầu có thể xoay được.
Tất cả những khớp nối cầu phía trong và ngoài của thanh dẫn đông lái đều được bôi trơn hoàn toàn và tự điều chỉnh. Việc bôi trơn thêm và điều chỉnh cho các khớp nối này là không cần thiết.
3. Bơm trợ lực, van điều khiển áp lực và lưu lượng dầu
Bơm trợ lực
Dầu trợ lực được cung cấp bởi bơm dạng cánh quạt xoay. Bơm này được dẫn động bằng dây dai và puli trục khuỷu động cơ. Cấu tạo bơm bao gồm một rô-to quay có xẻ nhiều rãnh và có một cánh bơm cho mỗi rãnh này, một vành bơm với hai cửa dầu vào và ra. Do hình dạng ô-van của vành bơm nên lương dầu giữa các cánh bơm sẽ tăng và giảm hai lần trong một vòng quay của rô-to bơm. Cửa vào dẫn cho lương dầu tăng đến, còn lượng dầu giảm sẽ đi khỏi cửa ra, kết quả là quá trình bơm sẽ hiệu quả hơn.
Trong quá trình rôto quay, các cánh bơm bị văng ra do tác động của lực li tâm và ép vào vành bơm bởi áp lực của dầu. Dầu sẽ trực tiếp đi vào các rãnh của cánh bơm
Van điều khiển áp lực & lưu lượng dầu
Van điều khiển có tác dụng điều chỉnh lưu lượng dầu từ bơm sao cho không đổi bất kể với tốc độ vòng quay của động cơ hay bơm. Van điều khiển được đặt một bên của thân bơm và nối trực tiếp với của vào (A), một van tiết chế được đặt bên trong dùng để thông đường dầu (1) đến phía sau của van nơi có chứa một lò xo nén (2). Khi chưa kích hoạt, van sẽ ép vào phía cửa ra. Khi có áp lực cao, một van thoát (3) đặt trong van điều khiển lưu lượng sẽ được kích hoạt bởi áp lực dầu trợ lực và thắng lực ép của lò xo. Để cho van điều khiển lưu lượng hoạt động thì một lượng dầu trợ lực lái sẽ chuyển liên tục qua cửa (A) và (C) mặc dù vô lăng có đánh hết lái vế một phía nào hay không.
Việc xoay vô lăng trong lúc xe đỗ tại chổ khi tốc độ động cơ thấp: Áp lực mà bơm cung cấp thì được nén dần qua van tiết chế tại cửa ra. Áp lực được nén này sẽ đi qua phía lò xo nén của van điều khiển tại thời điểm có sự chênh lêch nhỏ về áp lực giữa hai phía của van.
Do tốc độ của bơm thấp, sự chênh lệch áp suất này không đủ để van điều khiển hoạt động.
Việc xoay vô lăng khi tốc độ động cơ cao: Lưu lượng dầu bên trong bơm tăng khi tốc độ động cơ tăng và do đó tốc độ di chuyển của van tiết chế tại cửa ra cũng tăng lên. Áp lực được nén này đi thông qua phía sau lò xo bị nén của van điều khiển và lúc này áp lực sẽ thấp hơn khi nó tác động vào van tại cửa ra. Do đó, van thắng được lực lò xo, mở phía cửa hút cửa bơm và cho một lượng dầu di chuyển tuần hoàn bên trong và giữ cho lưu lượng dầu qua bơm không thay đổi bất kể tốc độ của động cơ hoặc bơm.
Khi vô lăng xoay tới vị trí khóa cứng: Trong trường hợp này, tốc độ của bơm thường thấp. Khi vô lăng xoay đến vị trí khóa cứng (hết sang phải hoặc hết sang trái) thì van điều khiển trên thước lái sẽ đóng, lúc này sẽ không có thêm dầu từ bơm đến thước lái. Do dó, áp lực của dòng dầu chảy sẽ tăng và trực tiếp đi về phía lò xo của van bơm. Áp lực này sẽ mở cửa hút của van cho phép dầu chuyển qua cửa vào của bơm. Sự chênh lệch áp suất này sẽ tác động vào van, làm nó di chuyển ép vào lò xo, mở cửa van và dầu từ bờm sẽ tuần hoàn trong van. Áp lực dầu tối đa được duy trì sao cho nó luôn giữ van ở vị trí đóng.
4. Van điều khiển thủy lực
Van điều khiển thủy lực:
Van điều khiển thủy lực bao gồm một ống có thể xoay (1), ống bọc ngoài (2), thanh xoắn (3) và một bánh răng chuyền (4). Trục trung gian của cột lái chính được nối với van điều khiển thông qua một khớp các-đăng. Một đầu thanh xoắn được nối với đầu trên của van bằng chốt (5), đầu còn lại của thanh xoắn được ép nối với bánh răng chuyền. Ống bọc ngoài được gắn với bánh rắng chuyền bởi chốt (6) và xoay cùng với bánh răng chuyền. Ngoài ra còn một khớp nối an toàn giữa ống xoay và bánh răng chuyền để duy trì khả năng lái trong trường hợp thanh xoắn bị gãy. Trên ống bọc ngoài có ba rãnh tròn (7). Dầu trợ lực lái được bơm đến rãnh giữa. Khi vô lăng ở vị trí đi thẳng, van điều khiển mở và dầu chảy qua van trở về bình chứa thông qua các buồng của ống bọc ngoài. Phía trên của bánh răng chuyền có gắn một vòng bi kim và đầu dưới thì gắn vòng bi cầu. Một lò xo nén dạng pít-tông sẽ ép tỳ thanh răng vào bánh răng chuyền. Khi xoay vô lăn, chuyển động này sẽ truyền qua thanh xoắn đến bánh răng chuyền. Do cấu tạo thanh xoắn có một phần có thể đàn hồi nên có sự chênh lệch góc xoay của ống van (quay cùng với trục trung gian của cột lái chính) và ống bọc ngoài mà được cố định với bánh răng chuyền. Kết quả là dầu không thể chảy qua van điều khiển mà trực tiếp trở về bình chứa dầu.
5. Nguyên tắc hoạt động
6. Sửa chữa và bảo dưỡng
Kiểm tra độ rơ vô lăng:
Khởi động động cơ, để vô lăng ở vị trí đi thẳng. Đo độ rơ vô lăng khi quay sang trái và phải. Các thông số cụ thể được quy địng trong sách hướng dẫn sửa chữa. Nếu độ rơ vượt qúa giá trị tiêu chuẩn thì phải kiểm tra các khớp nối giữa trục lái và thanh dẫn động lái trong và ngoài.
Kiểm tra khả năng trả lái của vô lăng:
Khi xoay vô lăng thì cần tác động một lực vừa đủ và khi trả lái, vô lăng cũng phải xoay về với tình trạng êm ái và nhanh chóng. Khi lái xe trên đường với tốc độ 20~30 km/h, xoay vô lăng 90 độ và giữ vô lăng khoảng vài giây thì vô lăng sẽ tự trả về khoảng 20% từ vị trí giữa khi buông vô lăng. Hiện tượng này không phải là hư hỏng vì một phần công suất ra của bơm bị giảm xuống.
Kiểm tra mức dầu trợ lực lái:
Đỗ xe ở vị trí bằng phẳng và khởi động máy. Khi xe đỗ tại chổ, xoay vô lăng liên tục vài vòng để tăng nhiệt độ dầu trợ lực lên 50-60°C (122-140° F). Khi động cơ chạy không tải, xoay hết vô lăng vài lần theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Kiểm tra và chắc chắn rằng không có hiện tượng sủi bọt hoặc vấn đục trong bình chứa dầu. Tắt máy và kiểm tra sự chênh lệc mức dầu trong bình khi chạy không tải và sau khi tắt máy. Nếu mức chệnh lệch vượt quá 5mm ( 0.2 in) hoặc hơn thì phải tiến hành xả gió trong hệ thống. Nếu mức dầu trong bình đột ngột tăng sau khi tắt máy thì phải xả gió nhiều hơn. Nếu quá trình xả gió trong hệ thống không được thực hiện triệt để thì sẽ xuất hiện tiếng kêu trong bơm và van điều khiển lưu lượng đầu làm cho bơm mau hỏng.
Thay thế dầu trợ lực lái:
Kích nâng đầu xe và đỡ chúng bằng con đội, tháo ống và nút dầu hồi về bình chứa. Nối một ống cao su vào đầu ống hồi vừa tháo và xả dầu vào bình. Tháo cầu chì của bơm nhiên liệu, khởi động động cơ và chờ cho tắt máy hẳn. Trong khi vừa khởi động động cơ và xoay vô lăng vài lần từ hết sang phải sang hết sang trái để xả dầu. Nối lại ống hồi, sau đó đổ thêm dầu vào bình chứa sao cho đúng vạch tiêu chuẩn.
Xả gió:
Tháo cầu chì bơm nhiên liệu, sau đó khởi động động cơ và chờ cho động cơ tự chết máy. Tiếp theo, trong khi đề máy & động cơ quay không (trong 15~20 giây), quay vô lăng sang trái và phải 5 đến 6 lần. Trong thời gian xả gió, đổ thêm dầu vào bình chứa để mực dầu không bao giờ giảm xuống thấp hơn bộ lọc. Nếu xả gió trong khi động cơ chạy không tải, có thể tạo ra các bọt khí trong dầu. Hãy chắc chắn xả gió chỉ khi động cơ quay không. Lắp lại cầu chì bơm nhiên liệu, và khởi động động cơ (chạy không tải). Quay vôlăng sang trái và phải cho đến khi không có bọt khí trong bình chứa dầu. Không giữ vôlăng khi đánh hết lái sang cả hai phía trong hơn mười giây. Xác nhận rằng dầu không bị đục, và mức dầu nằm trên mức quy định. Xác nhận rằng có rất ít thay đổi mức dầu trong khi vô-lăng quay trái và phải. Nếu mức dầu thay đổi đáng kể, nên thực hiện xả gió một lần nữa. Nếu mức dầu tăng đột ngột khi động cơ dừng lại, nó chỉ ra rằng hiện còn có không khí trong hệ thống. Nếu có không khí trong hệ thống thì sẽ xuất hiện những tiếng kêu khi bơm hoạt động và làm giảm tuổi thọ các chi tiết trong bơm và bộ phận khác.
Lời khuyên:
Các bạn nên đưa xe đến những garage uy tín. Ở đó, họ có cầu nâng ô tô, xe bạn sẽ được nâng lên kiểm tra toàn bộ hệ thống lái một cách chuyên nghiệp. Hệ thống lái cần được bảo dưỡng bởi những kỹ thuật viên có trình độ, họ kết hợp với thiết bị thay dầu trợ lực hệ thống lái để bảo dưỡng thay thế dầu trợ lực một cách tốt nhất.
- Tìm hiểu góc đặt bánh xe - Góc Camber
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Caster
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Kingpin
Công ty TNHH thiết bị Tân Phát Sài Gòn
Hotline: 0907 80 56 50 - 0938 992 492
Email: thietbikiemdinhoto@hotmail.com
Website: thietbikiemdinhoto.vn
- Power lift - Cầu nâng 2 trụ thương hiệu Nussbaum
- Lựa chọn cầu nâng 4 trụ phù hợp nhu cầu sử dụng
- PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP SẤY CHO SƠN GỐC NƯỚC
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra lực phanh ô tô
- Cầu nâng 2 trụ Nussbaum - Giải pháp nâng xe tải và xe con
- Hướng dẫn nhanh sử dụng máy hàn rút tôn GYSPOT Pro 230
- Cầu nâng cắt kéo CARLEO SL-568-SA giá hợp lý - hiệu quả nhất tại Việt Nam
- Cầu nâng 2 trụ giá tốt trong tầm tay - Sự đầu tư thông minh