Địa chỉ: Hương lộ 9, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Hồ Chí Minh
Hotline: 0907 80 56 50 (Mr.Nguyên) - 0938 992 492 (Mr.Hoàng)
Email: thietbikiemdinhoto@hotmail.com - tanphatetek@gmail.com
Website: thietbikiemdinhoto.vn
Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 2
Kinh doanh 1
Kỹ thuật
-
0907 80 56 50
-
0938 99 24 92
Tin tức
- Power lift - Cầu nâng 2 trụ thương hiệu Nussbaum
- Lựa chọn cầu nâng 4 trụ phù hợp nhu cầu sử dụng
- PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP SẤY CHO SƠN GỐC NƯỚC
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra lực phanh ô tô
- Cầu nâng 2 trụ Nussbaum - Giải pháp nâng xe tải và xe con
- Hướng dẫn nhanh sử dụng máy hàn rút tôn GYSPOT Pro 230
- Cầu nâng cắt kéo CARLEO SL-568-SA giá hợp lý - hiệu quả nhất tại Việt Nam
- Cầu nâng 2 trụ giá tốt trong tầm tay - Sự đầu tư thông minh
- Thiết bị phân tích khí thải động cơ xăng của Hàn Quốc - Phù hợp theo tiêu chuẩn Nghị định 116
- Hệ thống kéo nắn khung xe tai nạn hàng đầu thế giới Spanesi Art.106
- Tư vấn lắp đặt phòng sơn sấy ô tô chuyên nghiệp
- Quy trình xử lý hư hỏng bề mặt trên ô tô
- Những tác dụng lợi ích khi sử dụng phòng sơn Saima gốc nước
- Tìm hiểu thiết bị phân tích khí xả phù hợp theo Nghị Định 116/2017
- Máy làm sạch buồng đốt động cơ bằng công nghệ tạo khí ô xy – Hydro
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra phanh phù hợp theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- Trang bị thiết bị kiểm định phù hợp theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- Tìm hiểu về phòng sơn sấy ô tô
- Điều kiện thành lập Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới là gì và hồ sơ đăng ký thành lập Trung tâm đăng kiểm gồm những hồ sơ gì?
- Nissan Việt Nam khai trương Đại lý 3S Nissan Gò Vấp
- Tìm mua máy hàn rút tôn giá hợp lý, độ bền cao
- Hướng dẫn thi công lắp đặt cầu nâng 2 trụ có cổng
- Hệ thống dẫn động trên ô tô - Hộp số MT
- Hệ thống phanh trên ô tô 2
- Hệ thống phanh trên ô tô 1
- Hệ thống lái trên ô tô
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Kingpin
- Tìm hiểu cơ bản về máy nén khí nén
- Khánh thành Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-05D
- Thiết bị đăng kiểm xe cơ giới Actia Muller đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam phê duyệt
- Có cần trang bị cầu nâng ô tô khi mở garage sửa chữa ô tô ?
- Đầu tư xưởng garage ô tô như thế nào hợp lý và hiệu quả nhất ?
- Chăm sóc ô tô đúng cách tại nhà
- Tìm hiểu cầu nâng 1 trụ HS-00040
- Lựa chọn máy rửa xe áp lực cao hiệu quả, giá thành thấp, ổn định cao
- Xe quét sàn chuyên dụng Rider 1201EB
- Phương pháp xử lý khi xe bị nhao lái, bị lệch vô lăng.
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Camber
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Caster
- Cân mâm ô tô, tăng ổn định khi chạy ở tốc độ cao
- Máy cân bằng động bánh xe EM 9250 - Giá rẻ mà vẫn tích hợp đầy đủ chức năng hiện đại
- Máy chẩn đoán lỗi ô tô Gscan
- Phòng sơn Saima Prisma – phòng sơn chuyên dùng cho sơn gốc nước và sơn gốc dầu.
Quảng cáo
Thống kê truy cập
- Đang Online : 2
- Trong tuần : 98
- Tổng truy cập : 918421
- Tin tức
Hướng dẫn thi công lắp đặt cầu nâng 2 trụ có cổng
02-05-2017 01:07:15
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT CẦU NÂNG 2 TRỤ CHUẨN BỊ NỀN SÀN (ĐỔ NỀN)
1. Chiều cao bê tông tối thiểu phải đạt 30 cm và để ít nhất 28 ngày sau khi đổ để bê tông đông kết hoàn toàn.2. Bê tông cần được gia cố bằng cốt thép và phải có khả năng chiu lực trên 3000 Pa
3. Mặt nền bê tông phẳng, mức dung sai trong khoảng 10 mm
4. Khi cần sử dụng đệm chèn, vui lòng tham khảo ý kiến tư vấn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia.
5. Nếu chiều dày và khả năng chịu lực của bê tông không đạt tiêu chuẩn, nên đổ lại bê tông (xem bản vẽ), nếu bề mặt không phẳng (dung sai độ phẳng quá lớn) cũng nên làm phẳng lại.
- Không đặt cầu nâng hai trụ có cổng trên bất kỳ nền sàn nào khác, ngoài nền bê tông, không đặt cầu nâng hai trụ có cổng trên nền bê tông có dấu hiệu bị nứt hoặc hư hỏng và không được phép đặt thiết bị trên nền, mà phía dưới có tầng hầm khi chưa được sự cho phép của kỹ sư xây dựng.
- Nên đặt cầu nâng hai trụ có cổng trên nền phẳng và đảm bảo quá trình nâng hạ của cầu nâng ổn định (không bị rung lắc). Nếu có hiện tượng nghiêng có thể sử dụng các miếng đệm mỏng để chèn, lượng nghiêng lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng liên kết dọc của các bộ phận làm việc ảnh hưởng tới hiệu suất của cầu nâng. Có thể phải đổ lại nền bê tông nếu cần, không nên cố sửa nền khi độ dốc quá lớn.
Các vấn đề cần kiểm tra trước khi tiến hành lắp đặt cầu nâng 2 trụ
1. Tác nhân gây cản trở: Trong khu vực lắp đặt cầu nâng 2 trụ không nên có các tác nhân gây cản trở hành trình của cẩu nâng như chân cột, điện hoặc đường ống.2. Nền bê tông hỏng: Không nên lắp đặt cầu nâng 2 trụ trên nền bê tông không đảm bảo chiều cao (độ dày) và khả năng chịu lực hoặc có dấu hiệu bị nứt. Có thể dùng biện pháp khoan dò lỗ để xác định chiều dày nền bê tông.
3. Nguồn điện tiêu chuẩn: Nguồn điện cầu nâng hai trụ sử dụng là nguồn điện 3 pha xoay chiều 380V/ 50Hz. Khuyến cáo tất cả các thao tác lắp đặt hệ thống điện nên được thực hiện bởi thợ điện có tay nghề.
Khoảng cách (không gian) lắp đặt cầu nâng 2 trụ
1. Tất cả các yêu cầu về kích thước tham khảo trên bao bì thiết bị hoặc hình dưới.2. Lấy tham số chiều rộng (A) làm chuẩn, dùng phấn vạch dấu trên nền bê tông (điểm 1 và 2)
3. Xác định vị trí đặt chân cầu nâng và dùng chiều rộng cạnh dưới chân đế (B) để lấy dấu điểm 3 và 4
4. Lấy điểm số 3 làm gốc, kẻ đường chéo (C) tạo thành một tam giác vuông với đường 3 và 4. Khi đó có thể xác định được vị trí cầu nâng từ hai đường thẳng song song điểm 1 và 2, điểm 3, 4, 5 và 6 (đường 3- 6 và 4- 5)
* Có 4 lỗ trên chân đế cầu dùng để lắp bơm thủy lực, tùy theo yêu cầu sử dụng có thể đặt vào bên phải hoặc bên trái cho phù hợp.
2. Đo kiểm tra lại thông số chiều cao, độ nghiêng bằng thước nước và dây (dây chỉ, cước). Nếu cần thiết có thể sử dụng các tấm đệm mỏng để điều chỉnh độ cao và độ nghiêng hai bên trụ cầu.
3. Đặt chân đế với các lỗ có sẵn như hướng dẫn, khoan 6 lỗ bu lông nở tương ứng trên nền và tiến hành cố định chân đế cầu bằng 6 bu lông nở. Trong quá trình khoan lỗ nên tránh các vị trí di chuyển của tay cầu.
4. Hiệu chỉnh chính xác lại các kích thước sử dụng thước nước và dây như trên, điều chỉnh bằng các đai ốc của bu lông chân trụ cầu.
5. Làm theo các bước 1, 2, 3, 4 để căn chỉnh các bộ phận khác của cầu nâng.
6. Nạp đủ lượng dầu thủy lực vào bình dầu của cầu (khoảng 10 lít)
7. Kết nối đường ống dầu cao áp (xem bản vẽ).
Lưu ý: Nên sử dụng đai xiết và keo tại vị trí kết nối để đảm bảo đường ống dẫn dầu không bị rò rỉ.
8. Lắp đặt, cân bằng cáp.
- Kéo cáp bên phải và bên trái qua ròng rọc sao cho có cùng độ cao và treo chúng vào khóa bên trong cầu.
- Di chuyển điều chỉnh lên xuống các giá Puli để cáp cân bằng như bản vẽ, sau đó lắp Puli ròng rọc (Khóa Puli sau khi đã căn chỉnh cáp và lắp bulông)
- Điều chỉnh lực căng của cáp bằng cách điều chỉnh các vít trên đầu dây cáp. Cáp nên ở trạng thái chắc chắn, không lỏng lẻo. Tất cả các dây cáp nên duy trì ở trạng thái căng và luôn đảm bảo các dây cáp treo trên Puli khi được kéo không bị lỏng. Nên điều chỉnh lại cáp 2- 3 lần sau khi cầu nâng làm việc trong trạng thái quá tải do cáp có thể bị chùng.
- Khi căn chỉnh độ thăng bằng của cáp, bình dầu không có dầu, cáp không căng, khung puli có khả năng rơi khi đó sẽ rất nguy hiểm, vì vậy nên sử dụng chân đế (bằng thép hoặc gỗ) để kê đỡ dưới khung Puli.
* Chỉ khi hai Puli treo cáp đã được móc khóa an toàn đạt độ cao như trong bảng, mới được phép thao tác điều chỉnh cân bằng cáp. Sau khi căn chỉnh Puli trái và phải có thể được khóa hai bên làm việc đồng thời trong khi đang ở vị trí an toàn.
9. Lắp dầm ngang: Cố định dầm ngang với 02 trụ, lắp khóa chuyển đổi và thanh an toàn với dầm ngang. Cáp cân bằng và đường dầu được đi gọn trong lòng máng của dầm ngang. Đường dầu không được tiếp xúc với cáp để tránh hư hỏng.
10. Kết nối dây điện nguồn vào: Tháo vỏ hộp điện điều khiển và kết nối dây theo sơ đồ điện, chú ý đến các “pha” của nguồn điện, nếu bị đảo pha chỉ cần đảo vị trí hai dây pha đầu vào, nếu không cầu nâng sẽ không hoạt động.
11. Lắp tay nâng (xem bản vẽ). Để đạt được dung sai chính xác khi lắp đặt thì phải đảm bảo thực hiện tốt các bước quy trình lắp đặt Puli và tay cầu và nên đảm bảo sự đồng bộ giữa chúng. Sau khi thực hiện xong, định vị tay cầu bằng chốt khóa, chốt khóa nên được chèn ở phía dưới. Đồng thời, lắp tay cầu theo đúng quy cách, sau đó tháo các chốt khóa để tay cầu ở trạng thái tự do. Sau khi hoàn thành công việc hoặc sau khi thực hiện nâng hạ tay cầu có thể khóa tay cầu ở một vị trí nhất định.
12. Lắp đặt vỏ cầu nâng (bao gồm nắp hộp điện, máng cáp nếu có, .v.v.). Sau khi hoàn thành các bước ở trên có thể tiến hành lắp đặt các chi tiết vỏ bảo vệ và máng cáp.
I. Nâng xe (nâng cầu)
1. Di chuyển tất cả các vật cản ra khỏi khu vực làm việc.
2. Hạ khung Puli (tay cầu) xuống vị trí thấp nhất.
3. Trượt tay cầu (kéo chiều dài tay cầu) sao cho ngắn nhất.
4. Đặt tay cầu song song với xe.
5. Di chuyển xe vào vị trí giữa hai trụ cầu.
6. Đặt tay cầu vào vị trí nâng, vị trí tiếp xúc tay cầu với xe được khuyến cáo bởi nhà sản xuất xe.
7. Nâng tay cầu lên chiều cao đủ chạm vào xe, kiểm tra lại bằng mắt vị trí tay cầu và khả năng tải của cầu. Khi nâng xe sử dụng cả 4 tay cầu.
8. Từ từ nâng cầu lên khỏi mặt đất để đạt độ thăng bằng tải, nâng tay cầu lên chiều cao cần thiết, sau khi xe được kê kích ổn định và chắc chắn.
9. Bỏ tay khỏi nút thao tác nâng cầu.
10. Nhấn nút hoặc cần hạ cầu để tay cầu khớp vào vị trí móc khóa an toàn trước khi tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa xe hơi.
* Nên hạ xe (hạ cầu) một chút sau khi nâng cầu đến độ cao cần thiết để khóa chốt an toàn bên trái và bên phải cầu vào vị trí làm việc rồi mới thực hiện kiểm tra hoặc sửa chữa trên xe. Nếu tay cầu không được khóa trong khoảng thời gian hạ cầu hoặc chỉ khóa một bên thì nên lặp lại thao tác nâng cầu và hạ cầu cho đến khi cả hai tay cầu được khóa. Trong trường hợp hai bên tay cầu không thể khóa đồng thời thì cần điều chỉnh lại lực căng của cáp.
* Sau khi xe được nâng lên, trong quá trình sửa chữa, nếu cần phải tháo rời chi tiết hay bộ phận nào của xe hoặc lắp thêm bộ phận nào đó thì nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như giá, thanh chống đỡ để giữ cân bằng và ổn định cho xe hơi.
* Trước khi nâng cầu, nên kiểm tra tất cả các thiết bị đầu cuối, đường ống và chỗ kết nối, nếu có dấu hiệu hư hỏng hay rò rỉ thì tuyệt đối không được phép sử dụng cầu nâng cho đến khi nó được sửa chữa về trạng thái đảm bảo.
II. Hạ xe (hạ cầu)
1. Làm sạch và dọn dẹp hết các dụng cụ khu vực làm việc và yêu cầu người khác rời xa phạm vi hoạt động của cầu nâng hai trụ.
2. Nâng cầu từ từ để nới lỏng khóa móc an toàn.
3. Tháo (kéo) hai móc khóa an toàn hai bên.
4. Hạ tay cầu về vị trí ban đầu khi bắt đầu nâng xe.
5. Xoay tay cầu nâng 2 trụ về vị trí ban đầu (song song với thân xe).
6. Lái xe ra khỏi vị trí cầu nâng.
* Không nâng xe nếu khóa tay cầu không hoạt động. Nếu chốt an toàn tay cầu được móc vào các răng trên thanh răng trong trụ cầu nâng, thì lúc đó tay cầu mới được khóa, trạng thái này phải được đảm bảo và duy trì trong suốt quá trình nâng hạ cầu.
Phương pháp lắp đặt cầu nâng 2 trụ
1. Đặt cầu nâng lên vị trí đã được xác định, giữ chân đế trùng với đường vạch dấu và ép thẳng xuống nền.2. Đo kiểm tra lại thông số chiều cao, độ nghiêng bằng thước nước và dây (dây chỉ, cước). Nếu cần thiết có thể sử dụng các tấm đệm mỏng để điều chỉnh độ cao và độ nghiêng hai bên trụ cầu.
3. Đặt chân đế với các lỗ có sẵn như hướng dẫn, khoan 6 lỗ bu lông nở tương ứng trên nền và tiến hành cố định chân đế cầu bằng 6 bu lông nở. Trong quá trình khoan lỗ nên tránh các vị trí di chuyển của tay cầu.
4. Hiệu chỉnh chính xác lại các kích thước sử dụng thước nước và dây như trên, điều chỉnh bằng các đai ốc của bu lông chân trụ cầu.
5. Làm theo các bước 1, 2, 3, 4 để căn chỉnh các bộ phận khác của cầu nâng.
6. Nạp đủ lượng dầu thủy lực vào bình dầu của cầu (khoảng 10 lít)
7. Kết nối đường ống dầu cao áp (xem bản vẽ).
Lưu ý: Nên sử dụng đai xiết và keo tại vị trí kết nối để đảm bảo đường ống dẫn dầu không bị rò rỉ.
8. Lắp đặt, cân bằng cáp.
- Kéo cáp bên phải và bên trái qua ròng rọc sao cho có cùng độ cao và treo chúng vào khóa bên trong cầu.
- Di chuyển điều chỉnh lên xuống các giá Puli để cáp cân bằng như bản vẽ, sau đó lắp Puli ròng rọc (Khóa Puli sau khi đã căn chỉnh cáp và lắp bulông)
- Điều chỉnh lực căng của cáp bằng cách điều chỉnh các vít trên đầu dây cáp. Cáp nên ở trạng thái chắc chắn, không lỏng lẻo. Tất cả các dây cáp nên duy trì ở trạng thái căng và luôn đảm bảo các dây cáp treo trên Puli khi được kéo không bị lỏng. Nên điều chỉnh lại cáp 2- 3 lần sau khi cầu nâng làm việc trong trạng thái quá tải do cáp có thể bị chùng.
- Khi căn chỉnh độ thăng bằng của cáp, bình dầu không có dầu, cáp không căng, khung puli có khả năng rơi khi đó sẽ rất nguy hiểm, vì vậy nên sử dụng chân đế (bằng thép hoặc gỗ) để kê đỡ dưới khung Puli.
* Chỉ khi hai Puli treo cáp đã được móc khóa an toàn đạt độ cao như trong bảng, mới được phép thao tác điều chỉnh cân bằng cáp. Sau khi căn chỉnh Puli trái và phải có thể được khóa hai bên làm việc đồng thời trong khi đang ở vị trí an toàn.
9. Lắp dầm ngang: Cố định dầm ngang với 02 trụ, lắp khóa chuyển đổi và thanh an toàn với dầm ngang. Cáp cân bằng và đường dầu được đi gọn trong lòng máng của dầm ngang. Đường dầu không được tiếp xúc với cáp để tránh hư hỏng.
10. Kết nối dây điện nguồn vào: Tháo vỏ hộp điện điều khiển và kết nối dây theo sơ đồ điện, chú ý đến các “pha” của nguồn điện, nếu bị đảo pha chỉ cần đảo vị trí hai dây pha đầu vào, nếu không cầu nâng sẽ không hoạt động.
11. Lắp tay nâng (xem bản vẽ). Để đạt được dung sai chính xác khi lắp đặt thì phải đảm bảo thực hiện tốt các bước quy trình lắp đặt Puli và tay cầu và nên đảm bảo sự đồng bộ giữa chúng. Sau khi thực hiện xong, định vị tay cầu bằng chốt khóa, chốt khóa nên được chèn ở phía dưới. Đồng thời, lắp tay cầu theo đúng quy cách, sau đó tháo các chốt khóa để tay cầu ở trạng thái tự do. Sau khi hoàn thành công việc hoặc sau khi thực hiện nâng hạ tay cầu có thể khóa tay cầu ở một vị trí nhất định.
12. Lắp đặt vỏ cầu nâng (bao gồm nắp hộp điện, máng cáp nếu có, .v.v.). Sau khi hoàn thành các bước ở trên có thể tiến hành lắp đặt các chi tiết vỏ bảo vệ và máng cáp.
Vận hành cầu nâng 2 trụ
I. Nâng xe (nâng cầu)
1. Di chuyển tất cả các vật cản ra khỏi khu vực làm việc.
2. Hạ khung Puli (tay cầu) xuống vị trí thấp nhất.
3. Trượt tay cầu (kéo chiều dài tay cầu) sao cho ngắn nhất.
4. Đặt tay cầu song song với xe.
5. Di chuyển xe vào vị trí giữa hai trụ cầu.
6. Đặt tay cầu vào vị trí nâng, vị trí tiếp xúc tay cầu với xe được khuyến cáo bởi nhà sản xuất xe.
7. Nâng tay cầu lên chiều cao đủ chạm vào xe, kiểm tra lại bằng mắt vị trí tay cầu và khả năng tải của cầu. Khi nâng xe sử dụng cả 4 tay cầu.
8. Từ từ nâng cầu lên khỏi mặt đất để đạt độ thăng bằng tải, nâng tay cầu lên chiều cao cần thiết, sau khi xe được kê kích ổn định và chắc chắn.
9. Bỏ tay khỏi nút thao tác nâng cầu.
10. Nhấn nút hoặc cần hạ cầu để tay cầu khớp vào vị trí móc khóa an toàn trước khi tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa xe hơi.
* Nên hạ xe (hạ cầu) một chút sau khi nâng cầu đến độ cao cần thiết để khóa chốt an toàn bên trái và bên phải cầu vào vị trí làm việc rồi mới thực hiện kiểm tra hoặc sửa chữa trên xe. Nếu tay cầu không được khóa trong khoảng thời gian hạ cầu hoặc chỉ khóa một bên thì nên lặp lại thao tác nâng cầu và hạ cầu cho đến khi cả hai tay cầu được khóa. Trong trường hợp hai bên tay cầu không thể khóa đồng thời thì cần điều chỉnh lại lực căng của cáp.
* Sau khi xe được nâng lên, trong quá trình sửa chữa, nếu cần phải tháo rời chi tiết hay bộ phận nào của xe hoặc lắp thêm bộ phận nào đó thì nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như giá, thanh chống đỡ để giữ cân bằng và ổn định cho xe hơi.
* Trước khi nâng cầu, nên kiểm tra tất cả các thiết bị đầu cuối, đường ống và chỗ kết nối, nếu có dấu hiệu hư hỏng hay rò rỉ thì tuyệt đối không được phép sử dụng cầu nâng cho đến khi nó được sửa chữa về trạng thái đảm bảo.
II. Hạ xe (hạ cầu)
1. Làm sạch và dọn dẹp hết các dụng cụ khu vực làm việc và yêu cầu người khác rời xa phạm vi hoạt động của cầu nâng hai trụ.
2. Nâng cầu từ từ để nới lỏng khóa móc an toàn.
3. Tháo (kéo) hai móc khóa an toàn hai bên.
4. Hạ tay cầu về vị trí ban đầu khi bắt đầu nâng xe.
5. Xoay tay cầu nâng 2 trụ về vị trí ban đầu (song song với thân xe).
6. Lái xe ra khỏi vị trí cầu nâng.
* Không nâng xe nếu khóa tay cầu không hoạt động. Nếu chốt an toàn tay cầu được móc vào các răng trên thanh răng trong trụ cầu nâng, thì lúc đó tay cầu mới được khóa, trạng thái này phải được đảm bảo và duy trì trong suốt quá trình nâng hạ cầu.
Xem thêm: Cầu nâng 2 trụ thủy lực
Tin tức khác
- Power lift - Cầu nâng 2 trụ thương hiệu Nussbaum
- Lựa chọn cầu nâng 4 trụ phù hợp nhu cầu sử dụng
- PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP SẤY CHO SƠN GỐC NƯỚC
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra lực phanh ô tô
- Cầu nâng 2 trụ Nussbaum - Giải pháp nâng xe tải và xe con
- Hướng dẫn nhanh sử dụng máy hàn rút tôn GYSPOT Pro 230
- Cầu nâng cắt kéo CARLEO SL-568-SA giá hợp lý - hiệu quả nhất tại Việt Nam
- Cầu nâng 2 trụ giá tốt trong tầm tay - Sự đầu tư thông minh