Địa chỉ: Hương lộ 9, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Hồ Chí Minh
Hotline: 0907 80 56 50 (Mr.Nguyên) - 0938 992 492 (Mr.Hoàng)
Email: thietbikiemdinhoto@hotmail.com - tanphatetek@gmail.com
Website: thietbikiemdinhoto.vn
Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 2
Kinh doanh 1
Kỹ thuật
-
0907 80 56 50
-
0938 99 24 92
Tin tức
- Cân mâm ô tô, tăng ổn định khi chạy ở tốc độ cao
- Hệ thống phanh trên ô tô 1
- Thiết bị phân tích khí thải động cơ xăng của Hàn Quốc - Phù hợp theo tiêu chuẩn Nghị định 116
- Hướng dẫn thi công lắp đặt cầu nâng 2 trụ có cổng
- Hệ thống phanh trên ô tô 2
- Cầu nâng cắt kéo CARLEO SL-568-SA giá hợp lý - hiệu quả nhất tại Việt Nam
- Tìm hiểu các góc đặt bánh xe - Góc Kingpin
- Phòng sơn gốc nước Saima - Phòng sơn chuyên dụng dành cho sơn gốc nước và gốc dầu
- Power lift - Cầu nâng 2 trụ thương hiệu Nussbaum
- Cầu nâng 2 trụ Nussbaum - Giải pháp nâng xe tải và xe con
- Đầu tư xưởng garage ô tô như thế nào hợp lý và hiệu quả nhất ?
- Điều kiện thành lập Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới là gì và hồ sơ đăng ký thành lập Trung tâm đăng kiểm gồm những hồ sơ gì?
- Quy trình xử lý hư hỏng bề mặt trên ô tô
- Tìm hiểu về phòng sơn sấy ô tô
- Tìm hiểu cơ bản về máy nén khí nén
- Thiết bị cần thiết trong một trung tâm đăng kiểm ô tô
- Đầu tư cầu nâng 4 trụ loại nào phù hợp cho garage???
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra phanh phù hợp theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP
- Nissan Việt Nam khai trương Đại lý 3S Nissan Gò Vấp
- Tìm hiểu thiết bị kiểm tra lực phanh ô tô
Quảng cáo
SÚNG VẶN ỐC ĐẦU 1/2 SP-1140EX
CẦU NÂNG 2 TRỤ KIỂU CỔNG GL3.5-2E1
MÁY RỬA XE ÁP LỰC CAO KOURITSU 15M26-3.7S2
MÁY TIỆN LÁNG ĐĨA, TRỐNG PHANH VÀ BÁNH ĐÀ KẾT HỢP CHUYÊN CHO XE TẢI VÀ XE BUÝT AUTO PRO UP DBL-5000
MÁY CÂN BẰNG LỐP CÓ CON TRỎ LASER CORGHI EM9380
CẦU NÂNG 2 TRỤ GUANGLY GL3.2-2E
MÁY HÀN NHÔM + BỘ SỬA CHỮA VỎ XE HỢP KIM NHÔM PROLINER ALU FV
HỆ THỐNG ĐO BẰNG 8 CẢM BIẾN VÀ MÁY TÍNH TỰ ĐỘNG, VỚI PHẦN MỀM SO SÁNH THÔNG SỐ CHUẨN CHO CÁC LOẠI XE DU LỊCH.
MÁY KÉO NẮN LA-ZĂNG ZETAG RSM2400
VẶN VÍT KHÍ NÉN SP-8102B
THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐỘ ỒN SPIN SL 4001
MÁY HÀN RÚT TÔN VÀ BỘ DỤNG CỤ LÀM ĐỒNG CRSPOT 28K
PHÒNG SƠN SẤY ĐỒNG BỘ CHẤT LƯỢNG CAO (ĐẾ CHÌM)
KÍCH CÁ SẤU HỢP KIM NHÔM 1.5 TẤN TORIN T815009L
CẦU CẮT KÉO NÂNG BỤNG KOURITSU CR-6105A
MÁY RỬA XE ÁP LỰC CAO 15M30-4T2
Máy ra vào lốp bán tự động Corghi A2000
CẦU NÂNG 2 TRỤ KIỂU CỔNG TORIN QJY230D
THIẾT BỊ ĐO ĐỘ TRƯỢT NGANG CỦA BÁNH XE ACTIA MULLER 44100-D
MÁY CÂN BẰNG LỐP CORGHI EM7240
Hệ thống phanh trên ô tô 1
04/01/2017 15:43 238 Lượt xem
1. Giới thiệu sơ lược về sự phát triển hệ thống phanh trên ô tô:
Một thử nghiệm hệ thống phanh đã diễn ra vào năm 1902 trên một con đường không trải nhựa ở thành phố New York có tên gọi là Riverside Drive. Ransom E. Olds để kiểm tra hệ thống phanh mới so sánh với hệ thống phanh lốp trang bị trên xe kéo bốn ngựa và hệ thống phanh loại tang trống kín trang bị trên xe vận chuyển của tiểu bang Victoria. Đây là loại phanh tang trống hở bao gồm một đai phanh bằng thép không gỉ, bọc quanh tang trống lắp trên trục sau xe. Khi đạp phanh sẽ kéo đai phanh thép kẹp sát vào tang trống. Việc thử nghiệm hệ thống phanh mới này tạo một ấn tượng lớn với các nhà sản xuất khác và năm 1903 phần lớn họ đã đồng ý sử dụng hệ thống phanh này.
Năm 1904, hầu như tất cả các nhà sản xuất xe hơi đã chế tạo xe trang bị phanh tang trống hở trên mỗi bánh xe phía sau. Cùng lúc đó trong quá trình sử dụng hàng ngày, hệ thống phanh hở đã xuất hiện một số sai sót nghiêm trọng. Ví dụ khi xe dừng trên dốc, không đạp phanh xe sẽ trôi đi sau vài giây. Một lái xe sẽ không đủ may mắn để dừng mà xe không bị trôi ngược lại. Vì lý do này, các xe phải trang bị thêm đòn chêm bánh. Hình ảnh thông thường lúc đó là thấy một hành khách hối hả ra ngoài xe xe với một khúc gỗ trong tay của mình để chặn bánh xe. Có một nhược điểm nữa của phanh tang trống hở. Nó không có khả năng chắn bụi đất bắn vào, như vậy đai phanh và trống phanh bị hư hỏng rất nhanh. Tuổi thọ hệ thống phanh khoảng 200-300 dặm lúc đó đã được coi là bình thường.
Những vấn đề bất lợi liên quan đến hệ thống phanh hở đã được khắc phục bằng loại phanh kín. Khi guốc phanh còn giữ được áp lực, nó vẫn giữ trống phanh để giữ xe không bị trôi khi dừng trên dốc. Và, khi các bộ phận của phanh nằm bên trong trống phanh và được bảo vệ khỏi bụi đất, xe có thể đi hơn 1.000 dặm mới cần phải đại tu hệ thống phanh. Sử dụng phanh tang trống đã trở thành phổ biến ở Hoa Kỳ.
Đĩa phanh được sử dụng nhiều hơn trên xe ô tô châu Âu trong thập niên 50, và khoảng 20 năm trước, vào năm 1973 các nhà sản xuất ở Mỹ bắt đầu sử dụng.
Năm 1904, hầu như tất cả các nhà sản xuất xe hơi đã chế tạo xe trang bị phanh tang trống hở trên mỗi bánh xe phía sau. Cùng lúc đó trong quá trình sử dụng hàng ngày, hệ thống phanh hở đã xuất hiện một số sai sót nghiêm trọng. Ví dụ khi xe dừng trên dốc, không đạp phanh xe sẽ trôi đi sau vài giây. Một lái xe sẽ không đủ may mắn để dừng mà xe không bị trôi ngược lại. Vì lý do này, các xe phải trang bị thêm đòn chêm bánh. Hình ảnh thông thường lúc đó là thấy một hành khách hối hả ra ngoài xe xe với một khúc gỗ trong tay của mình để chặn bánh xe. Có một nhược điểm nữa của phanh tang trống hở. Nó không có khả năng chắn bụi đất bắn vào, như vậy đai phanh và trống phanh bị hư hỏng rất nhanh. Tuổi thọ hệ thống phanh khoảng 200-300 dặm lúc đó đã được coi là bình thường.
Những vấn đề bất lợi liên quan đến hệ thống phanh hở đã được khắc phục bằng loại phanh kín. Khi guốc phanh còn giữ được áp lực, nó vẫn giữ trống phanh để giữ xe không bị trôi khi dừng trên dốc. Và, khi các bộ phận của phanh nằm bên trong trống phanh và được bảo vệ khỏi bụi đất, xe có thể đi hơn 1.000 dặm mới cần phải đại tu hệ thống phanh. Sử dụng phanh tang trống đã trở thành phổ biến ở Hoa Kỳ.
Đĩa phanh được sử dụng nhiều hơn trên xe ô tô châu Âu trong thập niên 50, và khoảng 20 năm trước, vào năm 1973 các nhà sản xuất ở Mỹ bắt đầu sử dụng.
2. Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh trên ô tô:
Lực được tác động tại một điểm được chuyển đến điểm khác bằng cách sử dụng một chất lỏng không nén được. Hầu hết các hệ thống phanh cũng nhân lực trong quá trình này, do khi phanh thực tế đòi hỏi một lực lớn hơn rất nhiều so với lực đạp của chân. Lực này được nhân lên theo 2 cách:
- Nhân lực thủy lực
- Nhân lực cơ học (đòn bẩy)
- Nhân lực cơ học (đòn bẩy)
Hệ thống phanh truyền lực tới lốp xe bằng cách sử dụng ma sát, và các loại lốp truyền lực tới mặt đường cũng sử dụng ma sát. Hình ảnh trên mô tả nguyên lý hoạt động căn bản của phanh trống và phanh đĩa thủy lực. Khi nhấn bàn đạp phanh, các pít-tông trong xi-lanh chính truyền áp lực (thông qua các đường ống dầu phanh) cho xi-lanh bánh xe trong càng phanh đĩa và trống phanh. Ma sát má phanh-tới-đĩa phanh và guốc phanh-tới-trống phanh làm dừng xe, chuyển đổi lực quán tính thành năng lượng nhiệt.
3. Bố trí điển hình của một mạch phanh thủy lực
Một hệ thống phanh điển hình bao gồm phanh đĩa phía trước và phanh đĩa hoặc phanh trống ở phía sau, được nối với nhau bằng một hệ thống ống liên kết các cụm phanh tại mỗi bánh xe tới xi-lanh phanh chính. Các hệ thống khác được kết nối với hệ thống phanh bao gồm phanh đỗ, bộ trợ lực phanh và trong một số loại xe có thêm hệ thống Chống bó cứng phanh (Antilock Brake System - ABS) hoặc hệ thống Điều hòa lực phanh điện tử (Electronic Stability Program - ESP). Trên một số mẫu xe khác cũng trang bị hệ thống Điều khiển cân bằng (Traction Control System - TCS) được kết hợp với hệ thống ABS và ESP trong hộp điều khiển thủy lực điện tử (HECU). Tất cả hệ thống điện tử trên ô tô sẽ được giới thiệu trong các bài viết khác. Để sửa chữa hệ thống điện tử trên ô tô thì chúng ta sử dụng máy đọc lỗi ô tô để tìm lỗi phát sinh trong hệ thống, từ đó sẽ có phương án sửa chữa phù hợp
4. Phân loại
Nhiệm vụ của hệ thống phanh
Nhiệm vụ của phanh (phanh đạp) là để giảm tốc độ của xe, để duy trì nó ở tốc độ không đổi (ví dụ trên đường dốc) và để dừng xe. Đây là hệ thống làm việc trong quá trình hoạt động bình thường của xe. Nó điều khiển một cách chính xác lực phanh tới tất cả bốn bánh xe.
Hệ thống phanh thứ cấp
Trong trường hợp hệ thống phanh thông thường không làm việc, hệ thống phanh thứ cấp phải có khả năng giả định chức năng của mình, mặc dù nó chỉ có thể làm giảm lực phanh. Hệ thống phanh thứ cấp không cần thiết phải bao gồm một hệ thống riêng biệt (bổ sung phanh chính và phanh đỗ), với cơ chế kiểm soát riêng, nó cũng có thể tích hợp mạch phanh độc lập vào một sơ đồ mạch phanh kép hoặc vào mạch phanh đỗ có khả năng đáp ứng tốt.
Hệ thống phanh đỗ
Hệ thống phanh đỗ có thể được coi là chức năng phanh thứ ba. Nó có nhiệm vụ duy trì chiếc xe trong trạng thái tĩnh, ngay cả trên mặt đường dốc và khi không có lái xe. Về khía cạnh an toàn hệ thống đỗ phải có tính năng kết nối cơ khí liên tục giữa cơ cấu điều khiển và phanh bánh xe, ví dụ như liên kết thanh hoặc cáp. Phanh đỗ xuất phát từ vị trí ghế ngồi của lái xe, thông thường sử dụng phanh tay kiểu đòn bẩy hoặc bàn đạp. Hệ thống phanh này được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu phanh liên tục. Nó chỉ hoạt động trên một trục bánh xe.
Hệ thống phanh cơ khí
Loại hệ thống này được trang bị trên xe ô tô du lịch và xe hai bánh. Lực cơ khí tác động lên bàn đạp hay tay phanh được truyền đến các phanh thông qua một cơ cấu cơ khí (thanh liên kết hoặc cáp) hoặc hệ thống hỗ trợ thủy lực (xi-lanh chính, xi-lanh bánh xe).
Hệ thống phanh có trợ lực
Trợ lực hệ thống phanh được trang bị trên xe ô tô du lịch và xe thương mại hạng nhẹ. Loại phanh này sử dụng một bộ tích lực phanh để bổ sung lực phanh cơ bằng năng lượng tạo ra bởi chân không hoặc áp suất thuỷ lực.
Hệ thống phanh bổ trợ
Năng lượng cơ được sử dụng cho việc kiểm soát hệ thống phanh. Việc giảm tốc độ xe được tạo ra bởi một lực bên ngoài.
Nhiệm vụ của phanh (phanh đạp) là để giảm tốc độ của xe, để duy trì nó ở tốc độ không đổi (ví dụ trên đường dốc) và để dừng xe. Đây là hệ thống làm việc trong quá trình hoạt động bình thường của xe. Nó điều khiển một cách chính xác lực phanh tới tất cả bốn bánh xe.
Hệ thống phanh thứ cấp
Trong trường hợp hệ thống phanh thông thường không làm việc, hệ thống phanh thứ cấp phải có khả năng giả định chức năng của mình, mặc dù nó chỉ có thể làm giảm lực phanh. Hệ thống phanh thứ cấp không cần thiết phải bao gồm một hệ thống riêng biệt (bổ sung phanh chính và phanh đỗ), với cơ chế kiểm soát riêng, nó cũng có thể tích hợp mạch phanh độc lập vào một sơ đồ mạch phanh kép hoặc vào mạch phanh đỗ có khả năng đáp ứng tốt.
Hệ thống phanh đỗ
Hệ thống phanh đỗ có thể được coi là chức năng phanh thứ ba. Nó có nhiệm vụ duy trì chiếc xe trong trạng thái tĩnh, ngay cả trên mặt đường dốc và khi không có lái xe. Về khía cạnh an toàn hệ thống đỗ phải có tính năng kết nối cơ khí liên tục giữa cơ cấu điều khiển và phanh bánh xe, ví dụ như liên kết thanh hoặc cáp. Phanh đỗ xuất phát từ vị trí ghế ngồi của lái xe, thông thường sử dụng phanh tay kiểu đòn bẩy hoặc bàn đạp. Hệ thống phanh này được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu phanh liên tục. Nó chỉ hoạt động trên một trục bánh xe.
Hệ thống phanh cơ khí
Loại hệ thống này được trang bị trên xe ô tô du lịch và xe hai bánh. Lực cơ khí tác động lên bàn đạp hay tay phanh được truyền đến các phanh thông qua một cơ cấu cơ khí (thanh liên kết hoặc cáp) hoặc hệ thống hỗ trợ thủy lực (xi-lanh chính, xi-lanh bánh xe).
Hệ thống phanh có trợ lực
Trợ lực hệ thống phanh được trang bị trên xe ô tô du lịch và xe thương mại hạng nhẹ. Loại phanh này sử dụng một bộ tích lực phanh để bổ sung lực phanh cơ bằng năng lượng tạo ra bởi chân không hoặc áp suất thuỷ lực.
Hệ thống phanh bổ trợ
Năng lượng cơ được sử dụng cho việc kiểm soát hệ thống phanh. Việc giảm tốc độ xe được tạo ra bởi một lực bên ngoài.
5. Bàn đạp phanh
Bàn đạp phanh nằm ở phía bên trái của bàn đạp ga. Đặt chân vào đạp này bắt đầu quá trình làm xe chạy chậm lại hoặc dừng xe. Các bàn đạp được gắn chặt vào thành khoang động cơ, và làm việc như một tay đòn bẩy. Nếu mất trợ lực, bàn đạp phanh được thiết kế để vẫn cho phép lái xe có thể tạo ra áp lực thủy lực tới mỗi xi-lanh bánh xe. Bàn đạp phanh nối liền với pít-tông trong xi lanh phanh chính qua cần đẩy. Các giá trị chiều cao bàn đạp phanh và độ rơ có thể tham khảo trong sách hướng dẫn sửa chữa. Chiều cao bàn đạp phanh có thể điều chỉnh được bằng cách điều chỉnh cần đẩy.
Lưu ý:
Lái xe phải chú ý khi cảm thấy như đặt chân lên một miếng bọt xốp ướt, bàn đạp phanh lún biểu hiện có hư hỏng trong hệ thống phanh, ví dụ như có không khí trong đường ống dầu phanh. Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào trong "cảm thấy" bàn đạp phanh đều dẫn tới nguyên nhân hư hỏng nghiêm trọng.
Công tắc phanh
Công tắc phanh được gắn vào khung giá bàn đạp phanh. Nó cần được điều chỉnh bất cứ lúc nào thay mới nó hoặc trong trường hợp điều chỉnh bàn đạp phanh. Vui lòng tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa để biết thêm chi tiết về cách điều chỉnh công tắc phanh.
6. Xylanh tổng phanh:
Để tăng cường an toàn, hầu hết các hệ thống phanh xe hơi hiện đại được chia thành hai mạch, với hai bánh xe trên mỗi mạch. Nếu dầu phanh bị rò rỉ trong một mạch, chỉ hai bánh xe sẽ mất phanh và chiếc xe vẫn có thể dừng lại khi đạp bàn đạp phanh. Xi-lanh tổng phanh cấp áp lực thủy lực cho cả hai mạch phanh của xe. Chú ý nó là một thiết bị sử dụng hai pít-tông trong cùng một xi-lanh là một biện pháp duy trì hoạt động tương hỗ an toàn trong xi-lanh. Khi đạp bàn đạp phanh, nó đẩy vào pít-tông chính thông qua thanh liên kết. Áp lực thủy lực sinh ra trong xi-lanh và truyền đi khi tiếp tục đạp bàn đạp phanh thêm. Áp lực giữa pít-tông chính và pít-tông thứ cấp đẩy pít-tông thứ cấp để nén dầu vào mạch phanh. Nếu hệ thống phanh đang hoạt động tốt, áp lực thủy lực sẽ giống nhau trong cả hai mạch phanh.
Van điều hòa lực phanh
Van điều hòa lực phanh được trang bị trên xe có phanh đĩa trên bánh trước và phanh trống trên bánh xe sau. Má phanh phanh đĩa thường tiếp xúc với đĩa phanh, trong khi guốc phanh phanh trống thường có xu hướng kéo ra khỏi trống phanh. Vì điều này, phanh đĩa sẽ có tác dụng trước phanh trống khi nhấn bàn đạp phanh. Van điều hòa lực phanh bù đắp cho điều này, làm cho phanh trống hoạt động ngay trước khi phanh đĩa hoạt động. Van điều hòa lực phanh không cho bất kỳ áp lực nào tới đĩa phanh cho đến khi áp lực đã đạt đến ngưỡng cho phép. Áp lực ngưỡng thấp so với áp lực tối đa trong hệ thống phanh, vì vậy phanh trống chỉ vừa hoạt động trước khi phanh đĩa có tác dụng. Việc phanh phía sau có tác dụng trước phanh trước làm xe ổn định hơn trong khi phanh.
Rò rỉ
Khi có rò rỉ xảy ra (ví dụ trong mạch phanh chính), áp lực giữa xi-lanh sơ cấp và xi-lanh thứ cấp sẽ bị mất. Điều này làm cho xi-lanh sơ cấp chạm vào xi-lanh thứ cấp. Bây giờ các xi lanh phanh chính sẽ hoạt động như chỉ có một pít-tông. Mạch phanh thứ hai sẽ hoạt động bình thường, nhưng lái xe sẽ phải nhấn bàn đạp nhiều hơn nữa để kích hoạt nó. Do chỉ có hai bánh xe có áp lực, lực phanh sẽ bị giảm nghiêm trọng.
Quy trình kiểm tra
Nối đồng hồ đo áp lực với mạch phanh chính và mạch thứ cấp của xi-lanh phanh chính. So sánh giá trị đo được với các thông số kỹ thuật được đưa ra trong sách hướng dẫn sửa chữa.
Lưu ý: Xi-lanh phanh chính là chi tiết có thể sửa chữa, vui lòng tham khảo giải thích chi tiết trong sách hướng dẫn sửa chữa.
Đèn cảnh báo mức dầu phanh
Một công tắc phao được đặt bên trong bình chứa dầu phanh. Nếu mức dầu phanh giảm xuống dưới một mức nhất định (do rò rỉ hoặc mòn má phanh), đèn cảnh báo mức dầu phanh sẽ được nối mát và bật sáng.
7. Dầu phanh:
Dầu phanh là dầu thuỷ lực loại trung dùng để truyền lực trong hệ thống phanh. Nó đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động đáng tin cậy của hệ thống phanh. Những yêu cầu như sau:
- Điểm sôi ướt
- Điểm cân bằng
- Độ nhớt
- Khả năng chịu nén
- Khả năng chống ăn mòn
- Độ giãn nở
Khi dầu thủy lực (hoặc bất cứ loại dầu khác cùng mục đích sử dụng) không thể nén được, đẩy dầu qua một ống giống như đẩy một thanh thép qua một đường ống. Không giống như một thanh thép, tuy nhiên, dầu có thể được dẫn qua nhiều đường xoắn và gấp khúc tới điểm đích, bảo toàn động năng và áp lực mà nó nhận được tại điểm bắt đầu. Quan trọng là dầu là chất lỏng sạch và không có bong bóng không khí trong đó. Không khí có thể bị nén, mà nguyên nhân làm lún bàn đạp phanh và làm giảm hiệu quả phanh. Nếu nghi ngờ có không khí bên trong, hệ thống phải được xả gió để loại bỏ không khí. Có những "vít xả gió" ở mỗi xi-lanh bánh xe và càng phanh dùng cho mục đích này.
Dầu phanh là một loại dầu đặc biệt có các tính chất cụ thể. Nó được thiết kế để chịu được nhiệt độ thấp mà không co lại cũng như nhiệt độ rất cao mà không sôi. (Nếu dầu phanh bị sôi, nó sẽ gây ra lún bàn đạp phanh và xe sẽ khó dừng lại khi phanh). Dầu phanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn được Sở Giao thông Vận tải (DOT) quy định. Bình chứa dầu phanh nằm bên trên xi lanh phanh chính. Hầu hết xe hơi hiện nay đều trang bị bình chứa trong suốt để có thể thấy mức dầu mà không cần mở nắp. Mức dầu phanh sẽ giảm nhẹ khi má phanh mòn. Đây là hiện tượng bình thường và không cần quá quan tâm. Nếu mức dầu giảm đáng kể trong một thời gian ngắn hoặc giảm xuống khoảng hai phần ba, hệ thống phanh cần được kiểm tra càng sớm càng tốt. Giữ bình chứa dầu đóng kín trừ thời gian đổ dầu và không bao giờ để bình chứa dầu phanh mở. Dầu phanh phải duy trì tại một điểm sôi rất cao Tiếp xúc với không khí sẽ gây ra các việc hấp thụ hơi ẩm và dầu sẽ có điểm sôi thấp hơn. Không bao sử dụng loại dầu khác dầu phanh cho hệ thống phanh xe của bạn. Chúng có thể gây ra hư hỏng hệ thống phanh đột ngột. Bất cứ loại nào dầu hoặc chất lỏng nào khác sẽ phản ứng với dầu phanh và rất nhanh chóng phá hủy gioăng cao su trong hệ thống phanh gây ra hư hỏng phanh.
8. Bố trí mạch dầu phanh
Có nhiều cách bố trí mạch dầu phanh. Trong thực tế sử dụng hai loại bố trí chia Trục trước/Trục sau và chia chéo.
Mạch dầu phanh đơn
Trên một mạch phanh đơn, tất cả phanh bánh xe được kết nối với xi-lanh phanh chính sử dụng một mạch phanh. Vì xe không thể dừng lại trong trường hợp mạch phanh có vấn đề (ví dụ như rò rỉ) và vì nó không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn, nó không còn được sử dụng nữa.
Mạch dầu phanh đôi, chia Trục trước/Trục sau (H)
Mạch chia Trục trước/Trục sau được sử dụng rộng rãi trên các xe loại hai bánh sau chủ động và bốn bánh chủ động. Nếu một mạch mất tác dụng, chiếc xe vẫn có thể dừng với một mạch phanh khác.
Mạch dầu phanh đôi, chia chéo Trục trước/Trục sau (X)
Trong hầu hết các xe loại hai bánh trước chủ động, đặc biệt với loại có tải trọng thay đổi, kiểu mạch chia trục trước/trục sau sẽ không đạt được tỷ lệ lực phanh lên trục trước tối thiểu theo quy định pháp lý khi có hư hỏng một mạch phanh. Vì lý do này, hầu hết các xe hai bánh trước chủ động được trang bị mạch phanh chia chéo. Do bố trí mạch phanh khác nhau, quy trình xả gió cũng khác nhau. Hãy tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa chi tiết quy trình xả gió.
Dầu phanh đi từ xi-lanh phanh chính tới bánh xe qua một loạt các ống thép và ống cao su cốt thép. Ống cao su chỉ được sử dụng ở những nơi mà đòi hỏi sự di động, chẳng hạn như tại các bánh xe phía trước, chúng di chuyển lên, xuống cũng như xoay. Phần còn lại của hệ thống sử dụng ống thép liền chống ăn mòn với các đầu nối đặc biệt. Nếu một ống thép cần sửa chữa, cách làm tốt nhất là thay thế. Nếu không thay thế được, phải sửa chữa bằng dụng cụ đặc biệt được chế tạo cho việc sửa chữa hệ thống phanh. Ống phanh mềm được chế tạo với đầu là ống kim loại để có thể chịu được áp suất dầu cao. Toàn bộ hệ thống mạch thủy lực được đổ đầy loại dầu phanh đặc biệt, do pít-tông của xi lanh phanh chính đẩy vào. Nếu xuất hiện nứt hoặc gãy, các ống cần được thay thế ngay lập tức. Việc kiểm tra khi sửa chữa xe là cần thiết để duy trì hệ thống phanh hoạt động đúng! Bảo dưỡng, quy trình kiểm tra và thay thế cho mỗi bộ phận hệ thống phanh được mô tả trong sách hướng dẫn sửa chữa!
9. Van điều hòa áp suất (LSPV)
Do động lực truyền từ phía sau lên phía trước xe khi phanh; lực phanh tác động lên bánh xe phía trước phải lớn hơn ở phía sau. Đây là lý do tại sao các bộ phận cụm phanh trước lớn hơn ở bánh xe phía sau. Tuy nhiên, thay đổi trọng lực từ phía sau tới phía trước không phải là một quá trình tuyến tính. tăng cường độ của sự thay đổi này cũng như là một chức năng giảm tốc độ. Van điều hòa áp suất được lắp để cân bằng cho sự thay đổi này bằng cách giảm lực phanh tại các bánh xe phía sau tương đối so với các bánh xe phía trước. Có nhiều loại khác nhau, ví dụ sử dụng van cảm biến theo áp suất hoặc giảm tốc, theo đó phần lớn các nhà sản xuất xe hơi đang sử dụng van điều hòa áp suất phanh theo tải trọng. Ngày nay, trên xe có trang bị hệ thống ABS, lực phanh được điều khiển bởi các hộp điều khiển ABS. Chức năng này được gọi là chức năng phân phối lực phanh điện tử (EBD) và được giải thích trong phần ABS.
Van điều chỉnh áp lực phanh theo tải
Van điều chỉnh áp lực phanh theo tải được trang bị trên các xe có thùng sau (như xe station wagon), trong đó yếu tố tải trọng cao dẫn làm thay đổi lực tác động lên trục trong quá trình phanh. Van điều chỉnh được gắn vào thân xe, và nối với hệ thống treo sau thông qua một liên kết cơ khí. Sự thay đổi tương đối giữa cụm treo sau và thân xe truyền đến một pít-tông nằm trong thân van điều hòa áp lực. Pít-tông này tiếp nhận các thay đổi độ nén hệ thống treo qua một lò so để điều chỉnh các điểm chu kỳ. Hệ thống này dùng áp lực ở phanh sau để bù cho các thay đổi tải.
Xem thêm:
- Hệ thống phanh trên ô tô 1 : http://thietbikiemdinhoto.vn/news/detail/1390/he-thong-phanh-tren-o-to-1.html
- Hệ thống phanh trên ô tô 2 : http://thietbikiemdinhoto.vn/news/detail/1391/he-thong-phanh-tren-o-to-2.html